Xử lý vết nứt bê tông - bơm vêt nứt bê tông bằng keo sika dur 752
Nguyên nhân gây ra vết nứt bê tông
Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Do tác động của lực hoặc do ứng suất nhiệt
- Do ứng suất co ngót.
Mặc dù đơn vị xây dựng đã áp dụng nhiều biện pháp bảo dưỡng trong khi thi công nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng này. Vết nứt nếu không được xử lý ảnh hưởng đến khả năng làm việc của kết cấu cũng như thẩm mỹ của công trình
Để việc xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu quả tốt.Trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng , đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem xét đến các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxy thi công…
Xử lý vết nứt bê tông, thông thường ta phân loại các vết nứt như sau:
1. Theo nguyên nhân xuất hiện:
– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng. (Do nền móng kết cấu công trình)
– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
– Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.
– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…
2. Theo mức độ nguy hiểm:
– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)
– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông
– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
Xử lý vết nứt bê tông – Biện pháp khắc phục
Phương pháp sửa chữa vết nứt bê tông thường có ba phương pháp sau:
– Xử lý bằng xy lanh. (bê tông có độ dày <=30cm) vui lòng liên hệ với bộ phận kỹ thuật để có thông tin chi tiết
– Xử lý bằng máy bơm áp lực. (bê tông có độ dày > 30cm) ( đính kèm phía dưới)
– Xử lý cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V.(vết nứt rạn bề mặt, chủ yếu do do co ngót, làm mặt bê tông kém…).
Đối với vết nứt này chỉ cẩn cắt đục hình chữ V, quét kết nối và đổ bù lại bằng bê tông mác tương đương hoặc Sika grout
Trình tự thực hiện xử lý vết nứt bằng máy bơm áp lực
Bộ phận thực hiện Trình tự công việc Mô tả công việc – yêu cầu kết quả
Nhà thầu chống thấm
Nhà thầu xây dựng hoàn thiện
Bước 1: bàn giao mặt bằng
Mặt bằng bằng phẳng, không có phế thải, không đọng nước
Nhà thầu chống thấm
Bước 2: Kiểm tra các vị trí cần bơm keo
Định vị các vị trí cần bơm keo
Lập bản vẽ, xác định các vị trí cần bơm keo
Nghiệm thu lần 1
Nhà thầu chống thấm
Tư vấn giám sát
Bước 3: cắt và trám vết nứt bằng keo chuyên dụng
Cắt dọc theo vết nứt hình chữ V kính 1x1cm
Trám lại vết cắt bằng keo chuyên dụng
nghiệm thu lần 2
Nhà thầu chống thấm
Tư vấn giám sát
Bước 3: Khoan tạo lỗ, lắp đặt kim bơm
Dùng máy khoan khoan vào vị trí vết nứt sâu 7÷20cm
Các mũi khoan cách nhau 2÷5cm và khoan xéo 450
Vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi
lắp đặt kim bơm một chiều
nghiệm thu lần 3
Nhà thầu chống thấm
Tư vấn giám sát
Bước 4: Bơm keo bằng máy bơm áp chuyên dụng
Trộn keo đồng nhất bằng máy
Bơm keo chuyên dụng vào khe nứt bằng máy thông qua kim một chiều đã được lắp đặt
Bơm keo đầy vào các vị trí vêt nứt
nghiệm thu lần 4
Nhà thầu chống thấm
Tư vấn giám sát
Bước 4: vệ sinh hoàn thiện lại bề mặt
Kiểm tra lại các vị trí đã bơm
mài sửa lại bề mặt
Xác nhận khối lượng và bàn giao
nghiệm thu lần 5
Cung cấp sika 752 chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY SIKA AHA VIỆT NAM
TRỤ SỞ: 191 - 173 KHUẤT DUY TIẾN - THANH XUÂN - HÀ NỘI
HOTLINE:
Tư vấn kỹ thuật: 096 208 5533
Tư vấn thương mại sỉ và lẻ: 096 209 5533